Bị u bã đậu nên làm gì?

Yến Vy, 28 tuổi, Nha Trang - Chào bác sĩ, em bị u bã đậu đã mổ xong ở mông rồi giờ lại mọc ở dưới đùi. Vì chưa mổ được nên nó to lên và mọi khi không sao, rồi mấy hôm nay e thấy đau đau chỗ đấy e hỏi có sao không? Em cũng không biết đây là u bã đậu không, vì em thấy nó giống cái như lần trước thôi ạ.
Có phải nó chạy từ mông xuống đùi rồi phải không ạ? Giờ em phải làm thế nào vậy bác sĩ?.
Bị u bã đậu nên làm gì
U bã đậu ở mông

U bã đậu là gì?

Chào em, u bã đậu cấu trúc là một vỏ nang. Bên trong có chứa một chất giống như bã đậu. Chất này bản chất là chất sừng, tổ chức bã do vỏ nang sinh ra.

Đây là một dạng u lành tính, không phát triển thành ác tính. U bã đậu thường xuất hiện ở các vị trí hay tiết mồ hôi như da vùng mặt, vai, lưng, mông.

U lớn dần và không đau, nhưng dễ gây cảm giác cấn (tuỳ vị trí bị u). Em sẽ có cảm giác khó chịu tại chỗ hoặc viêm tấy đỏ, đau khi nhiễm trùng.

Làm gì khi bị u bã đậu?

Muốn điều trị triệt để phải tiểu phẫu để lấy sạch toàn bộ vỏ và nhân khối u. Nếu sơ xuất còn sót lại thì cũng sẽ phát triển lại thành u bã đậu. Khi đó gọi là bị u bã đậu tái phát. Lần trước bị ở mông đã cắt bỏ, lần này bị ở đùi thì không có liên quan gì đến nhau đâu em nhé, nhiều người còn bị cùng lúc nhiều u ở nhiều vị trí trên cơ thể nữa.

Tiểu phẫu u bã đậu là gì?

Tiểu phẫu u bã đậu hay còn gọi là mổ u bã đậu là một thủ thuật ngoại khoa được bác sĩ thực hiện với mục đích loại bỏ khổi u ra khỏi cơ thể.

Nhiều người hay hỏi là có trích hay rạch u bã đậu được không? Chắc chắn là không nhé, vì u bã đậu không phải là áp xe hay mụn nhọt. 

Khối u bã đậu ở mông khi được lấy ra
Khối u bã đậu ở mông khi được lấy ra

Nếu chỉ rạch, trích hay nặn lấy hết tổ chức bên trong thì không thể điều trị triệt để u bã đậu được, vì lớp vỏ của u vẫn còn. Đó cũng là lý do nhiều người bị tái đi tái lại nhiều lần vẫn không khỏi.

U bã đậu mọc nhiều nơi trên cơ thể

Em nên hiểu rằng u bã đậu một phần là do cơ địa mỗi người, có nhiều người bị u bã đậu trên khắp cơ thể.

Nếu em có cơ địa có u bã đậu, thì có thể mọc u bã đậu ở những nơi khác nữa.

Với những trường hợp bị vài u đơn lẻ, thì chỉ cần tiểu phẫu lấy bỏ hoàn toàn khối u, thì hầu hết đều không bị lại nữa.

Còn với trường hợp đa u bã đậu như bác sĩ vừa nói ở trên, hiện tại vẫn chưa có cách điều trị triệt để.

Muốn hạn chế u phải luôn vệ sinh cho da sạch, khô thoáng; nếu trường hợp da em nhờn có thể cần sử dụng sản phẩm vệ sinh cho da dầu. 

Tắm hàng ngày giúp chân lông thông thoáng để chất bã tiết ra hết. Nên dùng các xà phòng hoặc sữa tắm dành cho da dầu.

Ăn uống hợp lý với những đồ ăn mát, uống nhiều nước.

Sau khi đọc bài viết này chắc em đã biết nên làm gì khi bị u bã đậu rồi phải không nào? Xem sắp xếp thời gian đi khám để kịp thời điều trị nhé. 

Đừng để tới khi u bị bội nhiễm thì việc điều trị sẽ phức tạp và tốn kém.

Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Viber, Facebook).

Mới hơn Cũ hơn