U bã đậu tiểu phẫu nhiều lần nhưng không khỏi

U bã đậu tái phát nhiều lần?

Việc điều trị u bã đậu và bị tái phát nhiều lần sau tiểu phẫu không phải là hiếm gặp.
Có nhiều trường hợp khi đến phòng khám mình, họ nói từng tiểu phẫu 2, 3 có người tới 4 lần trước đó.


Qua thực tế làm việc, lý do mình nhận thấy hầu hết ở những trường hợp như vậy đều có điểm chung là họ đi khám và điều trị khi u bã đậu có biểu hiện sưng, đau (tức là đã bị viêm nhiễm). Đây có lẽ là lý do hàng đầu dẫn đến việc bị tái phát sau điều trị.

Điều trị chưa đúng?!

Ngoài vị đi khám và điều trị muộn thì việc điều trị không đúng phương pháp cũng là một nguyên nhân dẫn đến u bã đậu tái đi tái lại.

Ví dụ như: nặn u bã đậu, chích rạch để nặn lấy bỏ nhân bên trong, đắp lá đắp thuốc, bôi thuốc, uống thuốc.

"Cố" hiểu sai vì sợ mổ: trường hợp này cũng gặp khá nhiều, họ cũng đi khám, được bác sĩ chẩn đoán và đề nghị phẫu thuật nhưng họ sợ nên không mổ.

Về nhà lên mạng tìm các mẹo dân gian, các bài thuốc, các kinh nghiệm chữa u bã đậu tại nhà, nói chung là họ tránh việc phải mổ u bã đậu.
U bã đậu cần phải được tiểu phẫu sớm, lấy bỏ trọn vẹn khối u, khi đó mới hy vọng khỏi hoàn toàn và không tái phát.

Điều trị đúng và sớm

Nếu bạn bị u bã đậu, bạn cũng biết rằng u không xuất hiện đột ngột kiểu sau một đêm tự nhiên thấy u xuất hiện. Nó xuất hiện từ từ, lớn dần lên theo thời gian.

Tuy nhiên, lúc này nó nhỏ và không gây đau đớn gì nên cũng ít người để ý, đôi khi lại tưởng mụn nhọt thông thường nên cũng không quan tâm đến nó.

Chỉ một số ít bạn thì dù trên cơ thể có xuất hiện bất cứ vấn đề gì, họ liền đi khám và được điều trị luôn-những trường hợp này thì hầu như không có ai bị tái phát.
U bã đậu đã tiểu phẫu nhiều lần nhưng vẫn bị lại
U bã đậu ở má phải, tuy còn khá nhỏ nhưng bệnh nhân đã đến khám và tiểu phẫu kịp thời 

Những trường hợp còn lại thì thường không để ý, hoặc có đi khám nhưng cũng chỉ dặn dò theo dõi thêm.

Và vì nó không gây đau nhức gì, nên họ cũng thường không để ý đến nữa. Cho đến một lúc nào đó, bỗng dưng thấy nó đỏ, ấn vào thấy đau và sưng lên rất nhanh thì họ mới đi khám.

Lúc này đa phần sẽ được kê toa về uống với mong muốn cho khối u xẹp bớt rồi sẽ tiểu phẫu. Và việc tiểu phẫu lúc này đã muộn, tổ chức bã đậu bên trong khối u đã hoá mủ, không thể lấy toàn bộ khối u ra một cách trọn vẹn, đó là lý do những bệnh nhân này đa phần sẽ có lần tiểu phẫu tiếp theo do u bã đậu tái phát.
U bã đậu sau tai bội nhiễm
U bã đậu sau tai bội nhiễm (đã mổ ở nơi khác 2 lần trước đó)

Dặn dò sau phẫu thuật

Việc điều trị u bã đậu bội nhiễm ngoài việc nào sạch tổ chức viêm, cắt lọc những phần vỏ còn sót lại, thì việc hướng dẫn theo dõi sau tiểu phẫu cũng không kém phần quan trọng.

Lúc này, bệnh nhân cần theo dõi tình trạng tại vị trí đã tiểu phẫu, nếu có dấu hiệu tái phát, cần đi khám để tiểu phẫu ngay, tránh để u lớn lên rồi lại bội nhiễm mới đi mổ.
Có như vậy mới có thể kết thúc được việc tái đi tái lại khi điều trị u bã đậu bội nhiễm.
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Viber, Facebook).

Mới hơn Cũ hơn