Mắt cả chân (nốt chai)-nguyên nhân và cách điều trị

Mắt cá chân là gì?

Bệnh mắt cá chân (nốt chai chân) là một tổn thương dày sừng khu trú ở lòng bàn chân. Vị trí thường xuất hiện ở những điểm chịu lực của bàn chân - nơi tì đè nhiều nhất với giày dép như: mặt lòng của ngón chân thứ 5, cạnh bàn chân, gót chân, gò cái lòng bàn chân.

Vì đây cũng là một bệnh thường gặp - không liên quan gì đến u bã dậu nhé. Tuy nhiên, mình cũng thường điều trị bệnh này và nhiều bạn hỏi, nên mình viết bài này trên trang Ubadau.com luôn cho tiện quản lý hình ảnh cũng như bài viết. Và cách điều trị bệnh này cũng là tiểu phẫu để cắt bỏ nốt chai.
Mắt cá chân là gì
Hai nốt chai khá lớn ngay gò mô cái của lòng bàn chân

Vị trí thường gặp của mắt cá chân

Thường thì chỉ có 1-2 nốt mọc ở những nơi mà xương bàn chân tiếp xúc với giày dép như: mặt lòng của ngón chân thứ 5, cạnh bàn chân, gót chân, gò cái lòng bàn chân.
Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhưng ít gặp hơn.
Nốt chai lòng bàn chân
Bệnh nhân này bị nốt chai để khá lâu mới đến tiểu phẫu

Điều trị mắt cá chân như thế nào?

Mắt cá chân sau khi được tiểu phẫu cắt bỏ
Mắt cá chân sau khi được tiểu phẫu cắt bỏ
Thường thì bị mắt cá chân ít ai nhìn thấy được phía bên trong (khi cắt ra mới thấy), mà chỉ nhìn được bên ngoài. Nó gần như hình chóp nón, mà phần nhọn đâm vào lòng bàn chân-đó là lý do khiến cho bạn bị đau khi đi lại hoặc ấn vào cục chai này.
Cũng chính vì rất sâu (như hình trên), nên nhiều người đi đốt laser nhưng không hết (khi mới bị thì có thể hết vì chưa sâu).
Nhìn mắt thường thấy da xung quanh có viền dày sừng, màu vàng trong, ấn vào thì đau. Mắt cá có khi phẳng, có khi lồi lên khỏi mặt da, bề mặt láng hay có vảy.
Hình ảnh điển hình của mắt cá chân
Nhìn hình ảnh nốt chai như hình trên, bạn có thấy quen quen?

Nhiều người dễ bị nhầm mắt cá chân với bệnh mụn cóc lòng bàn chân và chai chân. Vì thế cần phải tới bác sĩ chuyên khoa khi bạn thấy có dấu hiệu chai cứng, gây đau đớn cho bạn-dù kích thước nốt chai còn nhỏ. 
Nhiều người để nó lớn gây đau khi đi lại mới đến tiểu phẫu-điều đó làm cho việc chữa trị rất vất vả và tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc.
Mắt cá chân có thể gây nhiễm trùng, vỡ mủ và gây viêm đường bạch mạch. Bệnh rất hay tái phát. Khi phát hiện mới bị bệnh mắt cá thì nên chữa trị sớm để có kết quả tốt hơn.
Để hạn chế cần tránh mang các loại giày quá chật, tránh mang guốc cao gót. Nếu phải mang giày thường hay cọ xát với bàn chân thì nên dùng thêm tất hoặc sử dụng thêm miếng đệm, miếng lót giày có bán trên thị trường.
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Viber, Facebook).

Mới hơn Cũ hơn