Cách nhận biết u bã đậu đơn giản #1

Nhận biết u bã đậu

Mai Thuỳ, Đồng Nai, 19 tuổi - Chào bác sĩ, hiện tại em thấy có mọc một cục nhỏ như đầu ngón tay ở vú, khi sờ vào thì có thấy cục đó cứng, ngay ở dưới da nên cảm giác như có thể cầm được và nó hơi nhô lên bề mặt da, em chưa thấy có biểu hiện đau nhức hay khó chịu gì.
Từ khi em phát hiện cái cục này tới giờ cũng được gần 8 tháng rồi, em có tìm hiểu thì thấy giống như u bã đậu, bác sĩ cho em hỏi có cách nào để biết chính xác nó là u gì được không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

U bã đậu là gì?

Trả lời: Chào em,
Bác sĩ muốn em nắm lại một số thông tin về u bã đậu: là một dạng u lành tính, có cấu tạo bởi lớp vỏ bọc , bên trong là chất bã mềm, màu vàng nhạt hoặc vàng đục hoặc xám. U thường nổi trên mặt da, mềm, bình thường ấn không đau và dễ di động.
U bã đậu thường mọc ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi như vùng mặt, vai, lưng, ngực, nách,… U không gây đau, không chuyển thành ác tính, kích thước lớn dần theo thời gian và không tự mất đi. U bã đậu chỉ gây khó chịu và có thể tấy đỏ, đau nhức khi có hiện tượng bội nhiễm (nhiễm trùng)

Cách nhận biết u bã đậu

Quay lại với trường hợp của em, u xuất hiện ở vùng ngực như vậy thì trước hết việc cần làm là đi khám để đánh giá chính xác xem bản chất khối u là gì, vì ở vùng ngực còn có một số bệnh lý khác của tuyến vú cũng có biểu hiện gần giống như u bã đậu.

Từ kết quả khám đó mới có hướng xử lý thích hợp nhất. Thông thường thì chỉ cần siêu âm là có thể kết luận được bản chất, tuy vậy, nếu cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết hoặc những xét nghiệm khác nếu cần.

Em nên sắp xếp thời gian đi khám để có hướng điều trị sớm nếu cần. Trước đây, đa phần các bệnh nhân bị u bã đậu cũng như u mỡ hay những u lành tính khác... khi đi khám hầu hết đều nhận được câu trả lời "u lành tính, còn nhỏ, không cần phải chữa trị gì đâu".

Còn với những thông tin như em mô tả thì bác sĩ nghĩ nhiều nhất đến u bã đậu vì:
  1. U xuất hiện đã hơn 8 tháng mà kích thước không lớn nhanh.
  2. Di động (dùng tay có thể sờ nắn như muốn cầm được khối u.
  3. U nằm ngay dưới da.
  4. Sờ cứng, không đau.

Điều trị u bã đậu sớm

Cach-nhan-biet-u-ba-dau
Hình ảnh sau mổ trường hợp bị u bã đậu ở vú
Bên trên là hình ảnh một trường hợp bị u bã đậu ở vú phải, vì bạn còn rất trẻ và u chưa bội nhiễm nên bác sĩ sẽ mổ theo đường quầng vú thay vì mổ thẳng vào vị trí khối u. Như vậy khi lành, vết sẹo sẽ gần như không nhìn thấy.

Hầu như tất cả mọi người đều quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ của sẹo khi phẫu thuật. Tuy nhiên, để có thể mổ và may (khâu) vết mổ thẩm mỹ thì phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng khối u, vì khi khối u quá lớn hoặc khối u đã viêm nhiễm thì không thể khâu thẩm mỹ được nữa.

Như hình bên dưới cũng là một trường hợp bị u bã đậu ở ngực (giữa 2 vú), mặc dù chị ấy đã phát hiện u từ rất lâu nhưng do không thấy đau nhức gì nên không đi khám. Đến khi u sưng đau, chảy mủ thì mới đến điều trị.
Cach-nhan-biet-u-ba-dau
U bã đậu ở ngực bội nhiễm (đã nhiễm trùng)

U lành tính thì không cần mổ?

Trên thực tế thì không hẳn như vậy, vì trong quá trình điều trị thì mình thấy nếu những loại u không ác tính như u mỡ, u bã đậu, u bao hoạt dịch... nếu điều trị sớm ngay khi phát hiện thì sẽ cho hiệu quả cao nhất.

Em có biết vì sao không? vì lúc này tiểu phẫu còn đơn giản (u không bị vỡ ra trong quá trình tiểu phẫu), kích thước đường mổ nhỏ-thẩm mỹ, và đương nhiên là chi phí tiểu phẫu cũng ít hơn khi u lớn lên hoặc bội nhiễm, thời gian bình phục cũng nhanh hơn.

Chúc em sớm có quyết định cho việc điều trị được hiệu quả tốt nhất.
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Viber, Facebook).

Mới hơn Cũ hơn